image banner
Nữ thanh niên người Mông làm giàu nhờ nuôi bồ câu
Lượt xem: 215

    Không cam chịu cuộc sống nghèo khó nơi chỉ toàn đồi núi quanh co, chị Thào Thị Sú, sinh năm 1993, người con gái dân tộc Mông, ở thôn Ngải Phóng Chồ, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà đã tìm được hướng đi phát triển kinh tế, thoát khỏi nghèo đói, bứt phá làm giàu từ nuôi chim bồ câu.

Chị Thào Thị Sú chăm sóc đàn bồ câu của gia đình

    Chị Thào Thị Sú, sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh chị em tại xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai. Năm 2011 khi đủ 18 tuổi, chị Sú nghe theo lời bố mẹ không đi học tiếp mà ở nhà lấy chồng. Khi về làm dâu tại thôn Ngải Phóng Chồ, xã Thải Giàng Phố. Cuộc sống ban đầu của vợ chồng Sú rất khó khăn, đất nương đồi canh tác được bố mẹ để lại cho cũng ít. Với tinh thần chịu khó ham học hỏi, chị Sú luôn trăn trở suy nghĩ, tìm hướng đi để phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2017, khi đọc được những thông tin về mô hình nuôi chim bồ câu Pháp trên mạng internet, chị Sú đã bàn với chồng quyết định nuôi thử bởi đây là mô hình phù hợp với số vốn và có triển vọng ở địa phương. Khi mới bắt tay vào làm, vốn liếng, kinh nghiệm chăn nuôi còn ít nên đàn chim phát triển không đều hay bị dịch bệnh. Nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Sú quyết chí đi học hỏi thêm các mô hình chăn nuôi chim của các thanh niên khác trong huyện, trong tỉnh từ kỹ thuật chăn nuôi đến liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhờ vào sự cần cù, chịu khó, nắm vững kỹ thuật nuôi chim ở các địa phương khác. Hiện tại gia đình chị Sú có gần 200 đôi chim sinh sản. Chị Sú bán chim thịt 150 nghìn đồng 1 đôi và chim sinh sản 250 nghìn đồng 1 đôi cho thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng. Bồ câu rất dễ bán, do thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, nhu cầu thị trường phong phú nên khách hàng đến tận gia đình đặt mua. Chị Thào Thị Sú, thôn Ngải Phóng Chồ, xã Thải Giàng Phố cho biết: “Khi bắt đầu khởi nghiệp nuôi bồ câu gặp rất nhiều khó khăn, thứ nhất là không có vốn đầu tư để mua nhiều con giống. trước kia là nuôi thả lên mình không kiểm được soát được dịch bệnh và không biết là con nào đẻ hay không. Sau đó là chuyển sang nuôi nhốt như thế này đảm bao hơn nhưng đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư lớn...”

    Để chim bồ câu sinh trưởng và phát triển tốt, chị Sú đã đầu tư xây dựng một khu chuồng nuôi lớn, trong đó chia thành từng lồng nhỏ, mỗi lồng nuôi 1 đôi chim bố mẹ.

   Hệ thống máng nước uống tự động, chuồng trại được bố chí đảm bảo điều kiện thông thoáng, sạch sẽ cho chim phát triển, vừa đảm bảo môi trường xung quanh. Máng ăn, và ổ đẻ cho chim được bố trí phù hợp, đúng quy định, vì vậy đàn chim của gia đình chị Sú phát triển và sinh trưởng tốt, không bị lây nhiễm các loại dịch bệnh. Không chỉ cung cấp chim bán thịt ra thị trường, gia đình chị Sú còn cung cấp chim giống cho người dân trên địa bàn và cũng đảm bảo chim giống cho gia đình mà không phải tái đầu tư nguồn giống.

   Và dự định của chị Sú cuối năm nay sẽ san gạt mảnh ruộng sau nhà để mở rộng và đầu tư thêm chuồng trại với quy mô nuôi thêm khoảng 200 đôi chim bố mẹ. Vì chim bồ câu có giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với chăn nuôi gia súc, gia cầm khác; chi phí đầu tư không nhiều, chăm sóc đơn giản... Chị Thào Thị Sú, chia sẻ thêm: “Thời gian tới tô mong muốn là được các cấp chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ về vốn vay để mở rộng quy mô chuồng trại nuôi thêm bồ câu. Bên cạnh đó, có cán bộ khuyến nông hướng đãn kỹ thuật chăm sóc chim được tốt hơn...”

   Mô hình chăn nuôi bồ câu của gia đình chị Sú đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, duy trì nguồn gen quý, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Qua đó, đã tạo ra một hướng khởi nghiệp mới thành công và đang truyền cảm hứng cho những bạn trẻ thêm ý chí, quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương mình. Để đồng hành cùng với thanh niên khởi nghiệp thời gian qua, các cấp bộ đoàn huyện Bắc Hà đã có nhiều việc làm cụ thể, hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế. Với Bắc Hà hiện nay 70% dân số là lao động nông nghiệp, nên có thế mạnh lớn trong khởi nghiệp nông nghiệp. Bên cạnh đó các chương trình hỗ trợ về nguồn vốn ưu đãi đã đến tận tay thanh niên trẻ, doanh nghiệp trẻ mới khởi nghiệp.

   Anh Lý Seo Thồng - Bí thư Huyện đoàn Bắc Hà khẳng định: Thời gian qua, Huyện đoàn Bắc Hà luôn bám sát các văn bản của tỉnh đoàn, các cấp trong chương trình đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp, chúng tôi bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, đoàn viên thanh niên thực hiện các mô hình kinh tế để khai thác hết cái lợi thế của địa phương. Mô hình phát triển kinh tế của gia đình đoàn viên Thào Thị Sú là một điển hình có sức lan tỏa trong đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện...

   Có thể thấy, với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện từ cấp ủy, các bộ, ngành, ngọn lửa từ phong trào khởi nghiệp đang được nhen nhóm ở thanh niên nói chung, thanh niên nông thôn nói riêng đưa quê hương vươn lên tầm cao mới trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng ngày nay./.


Theo nguồn cổng thông tin điệt tử tỉnh Lào Cai
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập