image banner
BÀI PHỎNG VẤN ÔNG PHẠM ĐĂNG BỐN, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI NÔNG DÂN TỈNH LÀO CAI
Lượt xem: 251
Đ/c Phạm Đăng Bốn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh 

 

           Trả lời: Có thể nói, năm 2019 đối với phát triển kinh tế nông thôn Lào Cai thuận lợi thì ít, nhưng khó khăn vẫn còn rất nhiều.

          Về thuận lợi: tỉnh Lào Cai tiếp tục ưu tiên giành 60-65% nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho khu vực nông thôn; Hệ thống chính trị quyết liệt tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án của Đảng bộ tỉnh về “Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp” giai đoạn 2015-2020, theo đó dựa vào thế mạnh từng vùng, từng ngành và địa phương đã có những giải pháp mới, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ngành chuyên môn với các tổ chức đoàn thể chính trị và doanh nghiệp, từng bước tạo nên sự thay đổi căn bản trong tư duy chỉ đạo sản xuất hàng hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; đặc biệt là giai cấp nông dân trong tỉnh tiếp tục phát huy ngày một rõ  hơn vai trò chủ thể trực tiếp tác động vào nông nghiệp, nông thôn làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương nghị quyết của Đảng. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ chính sách an sinh xã hội bị đẩy lùi, bên cạnh đó chất xúc tác quan trọng đó là cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tập trung chỉ đạo triển khai đã tác động lớn tới ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của tỉnh như: Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các chính sách vốn tín dụng theo Nghị định số 55/2015-NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 55/2015/NĐ-CP, nông dân Lào Cai đã tiếp cận vay hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã có các doanh nghiệp, hợp tác xã đã bắt đầu liên kết đồng hành cùng nông dân, một số nhãn hiệu tập thể đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Đối với tỉnh Lào Cai Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 về ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đây có thể nói là một chính sách lớn của tỉnh ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào 14 danh mục nhằm tập trung hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Hiện nay chính sách đã và đang tiếp tục triển khai tích cực, đã hỗ trợ được 04 danh mục như: Sản phẩm Ocop, phòng dịch, dập dịch tả lợn châu phi, hỗ trợ nhân lực kỹ thuật cho các Hợp tác xã nông nghiệp.

         Năm 2019 sản xuất nông nghiệp thu nhập trên ha canh tác đạt giá trị 75 triệu đồng, cao hơn so với các tỉnh giáp ranh khu vực. Một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản, dược liệu của tỉnh tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu như chè, rau, hoa, quả, gạo, rượu, gỗ ván bóc, dược liệu quế, tinh dầu sả, cao atiso,…Ngành nông nghiệp 5 năm qua luôn tăng trưởng đạt bình quân ở mức trên 6%/năm.

          Về khó khăn: năm 2019 sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như nắng hạn cục bộ, rét đậm, rét hại, đặc biệt là dịch tả lợn châu phi đã làm thiệt hại lớn cho sản xuất, thị trường cung cầu, giá cả một số mặt hàng nông sản bấp bênh, phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã với nông dân còn chưa có một cơ chế, còn lỏng lẻo, còn thiếu trong việc xây dựng lòng tin và minh bạch trong liên kết; việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị còn thiếu khoa học và thiếu tính chủ động sản xuất theo dòng sản phẩm; tích tụ ruộng đất sản xuất khó khăn, nông dân cho thuê đất nâng giá thuê tùy tiện, làm việc cho Hợp tác xã còn thiếu trách nhiệm và gắn kết; tư duy sản xuất chuỗi, trình độ kỹ thuật, kỹ năng sản xuất và kinh doanh của nông dân còn có nhiều mặt hạn chế,…


Mô hình chăn nuôi gà vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tại xã Phong Niên
      Phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tỉnh Lào Cai năm 2019 chưa đạt mục tiêu đề ra, số hộ sản xuất kinh doanh giỏi tăng chậm, chưa tạo bước đột phá mạnh mẽ ở nông thôn, nguyên nhân phần lớn do ảnh hưởng của định mức thu nhập theo khẩu tiêu chí nông thôn mới, dịch bệnh và giá cả thị trường tiêu thụ nông sản

        Câu hỏi: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội, xin ông cho biết những nhiệm vụ trọng tâm năm 2020?

        Trả lời: Năm 2020 ngoài chương trình công tác trọng tâm năm của Trung ương Hội, của BCH Hội Nông dân tỉnh, theo cá nhân tôi Hội Nông dân các cấp trong tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cần tăng cường các biện pháp chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

       * Thứ nhất, công tác tuyên truyền cần thực hiện tốt 05 nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, năm 2020 diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm ngay lễ lớn của đất nước: 90 thành lập Đảng, 75 năm quốc khánh, 45 năm giải phóng miền nam, 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam,… và đặc biệt năm diễn ra sự kiện chính trị quan trọng là Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, do vậy yêu cầu các cấp Hội bám sát vào nội dung tuyên truyền và sự chỉ đạo của cấp ủy, tập trung phối hợp tổ chức tuyên truyền thông qua hình thức sinh hoạt Hội, thông tin qua hệ thống truyền thanh cơ sở, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức xây dựng các công trình chào mừng thiết thực với từng xã, phường, thị trấn, phù hợp với chi Hội thôn bản, tăng cường nêu gương điển hình, người tốt việc tốt để nhân rộng, tạo nên các đợt thi đua sôi nổi, quy mô phù hợp và thiết thực.

       Hai là, tiếp tục tuyên truyền đến hội viên hiểu rõ về mục tiêu Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023 của Hội Nông dân Việt Nam về : “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”. Xác định mọi công tác Hội và phong trào thi đua hằng năm được gắn chặt với mục tiêu trên của tổ chức Hội.

     Ba là, tập trung vận động hội viên, nông dân sản xuất đúng thời vụ, cơ cấu giống của ngành nông nghiệp, chủ động, tích cực khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu đảm bảo hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất nông nghiệp được giao thực hiện trong năm 2020. Vận động nông dân sản xuất nâng cao chất lượng từng sản phẩm; thực hiện sản xuất gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, vì sức khỏe cộng đồng và người tiêu dùng.

     Bốn là, tổ chức vận động hội viên, nông dân thu gom rác thải, xử lý vệ sinh môi trường ngay tại thôn bản. Chỉ đạo thành lập mô hình các câu lạc bộ hội viên, nông dân nói không với rác thải nhựa, không sử dụng túi ni lông, thôn bản không dùng túi ni lông theo lời kêu gọi của Thủ tướng người đứng đầu Chính phủ.

     Năm là, tuyên truyền vận động tham gia liên kết sản xuất đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm Ocoop giữ vững thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Tiếp tục phối hợp chỉ đạo xây dựng mô hình mỗi xã một sản phẩm đặc hữu theo chương trình Ocop của tỉnh. Hội phải thực hiện tốt việc bảo hộ tốt nhãn hiệu tập thể được giao Hội Nông dân quản lý tại địa phương, đơn vị,…

     * Thứ hai, công tác tổ chức Hội cần thực hiện 03 nhiệm vụ:

    Một là, các cấp Hội xây dựng ngay từ đầu năm kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 04,05,06 của BCH TW Hội khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023 về tăng cường xây dựng Chi tổ hội nông dân nghề nghiệp; quản lý nâng cao chất lượng hội viên; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội trong tình hình nhiệm vụ mới.

     Hai là, tăng cường tập huấn, giúp đỡ các chi Hội trưởng kiêm nghiệm tiếp cận nhanh công tác chuyên môn của tổ chức Hội sau khi sáp nhập thôn qui định chỉ còn 03 chức danh….

    Ba là, kịp thời phối hợp với cấp ủy cùng cấp kiện toàn BCH cơ sở Hội, chi Hội đảm bảo công tác Hội có tính liên tục không gián đoạn,..

      * Thứ ba, về phong trào cần tập trung 03 nhiệm vụ trọng tâm:

     Một là, tiếp tục tổ chức tổng kết phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 -2020 theo đúng Kế hoạch số 195 của UBND tỉnh đảm bảo thiết thực hiệu quả; đồng thời trước trong và sau hội nghị tổng kết tổ chức phát động hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu thi đua; tăng cường các biện pháp tập trung hỗ trợ nông dân thực hiện phong trào thi đua rộng rãi trong toàn hệ thống Hội; phấn đấu duy trì bảo vệ tốt thương hiệu phong trào SXKD giỏi là của Hội Nông dân và là một phong trào nòng cốt ở nông thôn…

     Hai là, vận động thực hiện nhiệm vụ về các tiêu chí NTM theo kế hoạch của xã, củng cố, giữ vững và nâng cao các tiêu chí đối với các xã đã hoàn thành nông thôn mới,..

Ba là, tập trung hỗ trợ nông dân về mọi mặt như:

     - Phối hợp tập huấn kỹ thuật sản xuất, dạy nghề, hướng dẫn kỹ năng sản xuất, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, kinh doanh theo qui chuẩn yêu cầu VSATTP,…

     - Hội tập trung thí điểm làm trung gian trong liên kết sản xuất giữa nông dân với nông dân, nông dân với hợp tác xã, nông dân với doanh nghiệp như đã làm trung gian về vốn vay với ngân hàng vừa qua, đảm bảo một số khâu trong sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi các bên tham gia liên kết sản xuất,…

     - Tiếp tục phối hợp hỗ trợ giống, vốn vay các ngân hàng, vật tư sản xuất cho nông dân,..

     - Vận động xây dựng các chi hội nghề nghiệp gắn sản xuất với nâng cao chất lượng từng sản phẩm tại các địa phương, đặc biệt là sản phẩn Ocop hướng tới xuất khẩu nông sản ra ngoài địa bàn tỉnh, nước ngoài,…

     - Hỗ trợ hội viên, nông dân bằng nhiều hình thức để tiếp cận được với các chính sách, đặc biệt là chính sách của huyện, tỉnh, của trung ương về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

     - Tham mưu đề xuất các cấp, các ngành tháo gỡ 05 điểm nghẽn cho nông dân, đó là: 1. Cơ chế liên kết 6 nhà và chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất chuỗi giá trị,…2. Chính sách hỗ trợ tích tụ, thuê đất sản xuất theo qui mô lớn,… 3. Nâng cao trình độ sản xuất, thị trường, hạch toán, phương án, thị trường,…cho nông dân,… 4. Quản lý phân bón trên thị trường đảm bảo chất lượng,… 5. Đề nghị nông dân là chủ thể thì có trách nhiệm gì với đất nước, bao giờ Nông dân có tác phong công nghiệp,…

       Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội năm 2020, đòi hỏi cán bộ Hội phải có tư duy mới trong công tác Hội và phong trào nông dân; chủ động, không bị động, không dập khuôn, máy móc, làm sao có hiệu quả chính là thước đo năng lực, chất lượng của cán bộ,.. Cán bộ cần phải bám nắm cơ sở, sâu sát hội viên, nông dân, am hiểu nông nghiệp, nông dân, tích cực, chủ động hành động giúp nông dân; phát huy tốt vai trò nêu gương của mỗi cán bộ các cấp Hội. Mạnh dạn đê xuất có trách nhiệm với Đảng, Nhà nước về các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, nâng cao thu nhập,… Mặt khác quan trọng là cán bộ phải mạnh dạn, làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ Điều lệ Hội qui định và vai trò của Hội trong hệ thống chính trị; chịu khó tự nghiên cứu học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, tư duy độc lập và rèn luyện tác phong công tác vận động quần chúng và trình độ về mọi mặt,…

                                                                                               Xin cảm ơn ông!

 



Tác giả: Vũ Thị Hoa
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập