image banner
HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TỔ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA HỘI NÔNG DÂN LÀO CAI
Lượt xem: 292
Qua 2 năm hoạt động có một số mô hình tổ hội nghề nghiệp đã dần đi vào ổn định, sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả thiết thực, điển hình như tổ hội chăn nuôi “cá thịt, cá giống” ở thôn Khởi Khe thị trấn Phong Hải huyện Bảo Thắng, có 15 thành viên tham gia, đến nay 100% các hộ trong tổ Hội được vay vốn, được tiếp cận với khoa học kỹ thuật; sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2017 bình quân mỗi hộ thu hoạch trên 1 tấn cá/năm, bán ra được số tiền gần 100 triệu đồng/hộ, Tổ Hội giúp đỡ được 20 hộ trong thôn thoát nghèo, có hộ  đã vươn lên trở thành khá, giàu, có tiền để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; đến nay Tổ Hội đã thu hút được thêm 15 hội viên xin vào tổ hội, nâng tổng số thành viên của tổ lên 30 người. 

Đ/c: Phạm Văn Thuân thăm mô hình chăn nuôi gà tại thôn Cốc Toòng, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng



            Mô hình “chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản” thôn Cốc Toòng xã Phong Niên, được thành lập từ 8/2016 với 16 thành viên tham gia do Bà Vũ Thị Thêm làm tổ trưởng với nét mặt buồn buồn chị kể lại:  Lúc mới thành lập có nhiều thành viên trong tổ như: gia đình nhà chị, hộ ông Trần Văn Hữu, Vũ Thị Hiền, Lý Văn Thắng…đã đầu tư mở rộng, làm chuồng trại, mua con giống, để phát triển đàn lợn lên tới hàng 100 con/hộ. Tuy nhiên sau đó đã gặp phải khó khăn về biến động của thị trường, giá lợn giảm sâu, không có tiền để tiếp tục duy trì đàn lợn nên các hộ đã phải bán, lỗ từ 300-400 triệu/hộ. 
            Để tránh rủi ro lớn do biến động của thị trường trong chăn nuôi, sang năm 2018 khi giá lợn bán ra đã phục hồi và còn ở mức cao, tổ hội họp, thống nhất, cùng với việc đầu tư vào chăn nuôi lợn các thành viên trong tổ đầu tư vào phát triển đàn trâu, bò, gà, hiện nay tổ hội có khoảng 400 con lợn nái và lợn thịt, 20 con trâu, bò và hơn 2 vạn con gà, để đáp ứng với nhu cầu thị trường tổ hội không bán gà thịt mà tập trung nuôi, bán gà để tần nên thời gian chăn nuôi ngắn hơn gà thịt, nếu một hộ nuôi 2000 con với thời gian 3 tháng/lứa trừ chi phí đi còn cho lãi ròng là trên 30 triệu đồng, cùng với việc chăn nuôi lợn bán ra có lãi cao, nhờ đó kinh tế một số hộ đã trở lên giàu có hơn, những hộ mắc nợ do rớt giá lợn trước đây cũng dần trả bớt được nợ.
         Đến với mô hình “chăn nuôi gà” ở thôn Phú Thịnh 3 xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng, tổ hội có 15 thành viên, Chi Đỗ Thị Liên làm tổ trưởng, vui vẻ cho chúng tôi biết: hiện tổng đàn gia cầm, gia súc của tổ hội có 15.250 con trong đó: gà 10.000 con, ngan 4000 con, vịt 1000 con; lợn có 250 con. Để có được kết quả đó chi hội thường xuyên tổ chức sinh hoạt, ngoài việc tuyên truyền về nhiệm vụ, hoạt động của Hội, các thành viên còn thảo luận bàn sâu về vấn đề làm thế nào để việc chăn nuôi có hiệu quả, tăng thêm thu nhập ?, trước câu hỏi đó tổ hội quyết định cử 2 thành viên về  tận dưới xuôi, tìm hiểu, thăm nắm thị trường, sau chuyến khảo sát về tổ hội chuyển đổi từ nuôi giống gà hồ sang nuôi giống gà j nai.dabaco, tuy chậm lớn hơn nhưng ưu điểm thịt ăn chắc, ngon, thơm hơn, giá thành cũng cao hơn, đầu ra cho sản phẩm cũng dễ hơn so với gà Hồ. Về thức ăn cho gà tổ hội trực tiếp ký kết với công ty thức ăn chăn nuôi, giá giảm tới 27000/bao, tính bình quân cứ 1000 con gà nuôi, thời gian 110 ngày xuất chuồng thì giảm được 13.700.000đ từ tiền thức ăn so với trước đây mua ở các đại lý thức ăn chăn nuôi ở huyện. Tận dụng lợi thế diện tích đất rộng, thức ăn có sẵn ở địa phương, nhu cầu của thị trường hiện nay, tổ đã có 3 thành viên mạnh dạn đầu tư nuôi lợn rừng, riêng chị tổ trưởng Đỗ Thị Liên đi tận tỉnh Điện Biên để mua 01 con lợn đực về làm giống có trọng lượng 17 kg, với giá 10 triệu đồng, nhằm để nhân được giống lợn rừng cung cấp ra thị trường, đồng thời hỗ trợ phối giống lợn nái cho các hộ thành viên trong tổ.    
          Cùng với chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, Hội Nông dân tỉnh  đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên cho các  tổ hội nghề nghiệp được vay từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, tổng số tiền  là 21 tỷ 850 triệu đồng với 29 dự án ở 8/9 huyện, thành phố.
Từ kết quả hoạt động của các tổ hội cho thấy việc thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp, sản xuất tập trung đã mang lại hiệu quả thiết thực,  nâng cao được nhận thức cho hội viên, phát huy được trí tuệ, sáng tạo, nội lực của hội viên nông dân, giúp hội viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, thống nhất phương án sản xuất - kinh doanh, giảm thiểu chi phí dịch vụ đầu vào con giống, thức ăn chăn nuôi… để có được giá thành cạnh tranh, có phần ổn định đầu ra và giá bán sản phẩm, giúp hội viên yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích.
          Việc đổi mới, hình thành tổ hội nghề nghiệp có hiệu quả , từng bước tạo ra sự liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khoa học,…chất lượng đội ngũ cán bộ hội từ chi, tổ hội ngày được nâng lên, vị trí vai trò của tổ chức hội ngày càng được khẳng định, là trung tâm nòng cốt của phong trào nông dân, là động lực của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm tiền đề thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới./.

 

 


 Tác giả: Vũ Thị Hoa

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập