image banner
Hội Nông dân Sa Pa quyết tâm tuyên truyền vận động hội viên, nông dân thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Lượt xem: 211
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp của huyện, những năm qua Hội Nông dân huyện Sa Pa tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với khả năng nhận thức và trình độ, điều kiện sinh hoạt của hội viên, chú trọng tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi Hội, các câu lạc bộ nông dân, tuyên truyền thông qua hội nghị đối thoại trực tiếp giữa nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có mô hình tiêu biểu với nông dân để phổ biến kinh nghiệm, cách làm mới, hay và hiệu quả; tổ chức đối thoại trực tiếp chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn với hội viên, nông dân để nông dân am hiểu, tiếp cận, phát huy động lực và đưa chính sách vào cuộc sống, phối hợp tổ chức các Hội thi Nhà nông đua tài gắn với từng chủ đề như: “nông dân tìm hiểu pháp luật”, “nông dân xây dựng nông thôn mới”, “tiếng hát đồng quê”, các hoạt động văn nghệ, thể thao, ngày hội đại đoàn kết dân tộc, lễ hội đầu xuân, xuống đồng…


Đồng chí Phạm Đăng Bốn - Phó chủ tịch Hội nông dân Tỉnh thăm mô hình trồng hoa hồng tại Sapa
 

 Trong 5 năm các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền  được trên 4 nghìn buổi, tới trên 120 nghìn lượt hội viên tham gia. Huyện Hội đã chủ động tham mưu, đề xuất với cấp Ủy công tác quy hoạch và chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch nông, lâm nghiệp đảm bảo phù hợp với thế mạnh về đất đai, khí hậu, cây trồng, vật nuôi, định hướng chỉ đạo phát triển sản xuất tạo thành các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi của huyện theo hướng  sản xuất hàng hóa bền vững như: đưa giống cây trồng mới có năng suất, giá trị cao vào sản xuất đạt trên 90% diện tích, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ như khoai tây vụ xuân, vụ ngô hè thu. Do đó, năng suất và sản lượng tăng mạnh, tổng sản lượng lương thực có hạt đầu năm 2018 đạt trên 18,6 nghìn tấn (tăng trên 1 nghìn tấn so với năm 2012). Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một phần ứng dụng công nghệ, tập trung vào một số sản phẩm đặc hữu của Sa Pa như: cây rau, quả an toàn, hoa cao cấp, cây dược liệu, cá nước lạnh,...

Diện tích các loại cây dược liệu, hoa, rau an toàn hàng năm tiếp tục được trồng mở rộng. Hiện nay trên địa bàn huyên có  trên  300 ha  đất chuyên canh trồng rau hàng hóa, hoa cắt cành 132 ha và 85 nghìn chậu hoa địa lan và giò phong lan, giá trị thu hoạch năm 2017 đạt trên 36 tỷ đồng. Chăn nuôi tập trung tuyên truyền, vận động hội viên làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc đến năm 2018 làm mới được 4.679 chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn, tăng 1.903 chuồng, bên cạnh đó công tác phòng dịch được huyện Hội chỉ đạo Hội cơ sơt tích cực tuyên truyền tới hội viên, nông dân nên chất lượng đàn được duy trì và có sự tăng trưởng khá, năm 2018 tổng đàn gia súc trên địa bàn đạt trên 43,5 nghìn con, 5 năm tăng gần 5,5 nghìn con. Hiện có 71 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cá nước lạnh, sản lượng đạt 323 tấn, giá trị đạt trên 64,6 tỷ đồng, đây là nguồn thực phẩm chính, chất lượng cao phục vụ cho du lịch đến Sa Pa.

Mặt khác tích cực vận động hội viên, nông dân trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ phòng chống cháy rừng, kết hợp bảo vệ và khai thác tán rừng một cách hợp lý để phát triển trồng cây dược liệu thảo quả, các loại nấm, mộc nhĩ, nhằm bảo vệ rừng một cách bền vững, diện tích cây dược liệu thảo quả toàn huyện đạt 4,7 nghìn ha, trong đó có 3,5 nghìn ha đã cho thu hoạch.

Thông qua công tác vận động một phần lớn hộ nông dân vùng sâu, vùng cao đã cơ bản thay đổi nhận thức về sản xuất hàng hóa, từng bước xóa bỏ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị canh tác trên diện tích và nâng cao tiêu chí thu nhập nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hàng năm, cuối năm 2017 còn 37,4%, giảm bình quân 5- 6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 32,6 triệu đồng/năm.

Song song với việc tuyên truyền, vận động, Hội Nông dân huyện nhận bảo lãnh bằng tín chấp giúp hội viên vay vốn từ các tổ chức tín dụng như Ngân hàng chính sách xã hội Với tổng số dư nợ đầu năm 2018 là 50.801 triệu đồng cho 1595 lượt hộ vay; Ngân hàng nông nghiệp và PTNT dư nợ là 11.870 triệu đồng với 308 thành viên tham gia vay vốn. Đặc biệt trong 5 năm dưới sự chỉ đạo của Hội Nông dân cấp trên Hội Nông dân huyện đã xây dựng 6 dự án, thành lập 6 tổ nhóm mô hình liên kết sản xuất trồng rau, hoa, quả ôn đới với 126 thành viên tham gia vay 3.900 triệu đồng từ nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân nông dân. Nhờ đó người dân hăng hái thi đua thực hiện các phong trào thi đua do Hội phát động, mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao, giống cây mới vào sản xuất, phát triển chăn nuôi cá nước lạnh như cá Tầm, Cá Hồi; phát triển vùng trồng cây ăn quả ôn đới như Lê Tai Nung ở Thị trấn Sa Pa và một số xã lân cận; mở rộng và phát triển vùng trồng cây dược liệu Atiso đạt 65 ha tạo ra sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch đến Sa Pa thu nhập của hộ dân tăng lên đáng kể.

Ngoài ra  trên 300 hộ nông dân chuyển sang kinh doanh dịch vụ  và có thu nhập tăng thêm từ kinh doanh dịch vụ và làm nghề truyền thống  như: Nghề dệt, may thêu thổ cẩm, dịch vụ dẫn đường đưa du khách leo núi; khắc đá mỹ nghệ lưu niệm, có 174 hộ kinh doanh phụ vụ nghỉ trọ theo mô hình Homestay trên địa bàn các xã xã Tả Van, Hầu Thào, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn, bình quân mỗi cơ sở lưu trú đạt mức doanh thu 140 triệu dồng/năm, góp phần tích cực tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Năm 2017 toàn huyện có 1.250 hộ được công nhận đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiếm tỷ lệ 12% so với tổng số hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện.

 Tác giả: Phạm Đăng Bốn - PCT Hội nông dân Tỉnh
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập