image banner
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động của HTX Thế Tuấn, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn
Lượt xem: 89

Chuyển đổi số được xác định là "chìa khóa" tạo động lực cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, tiến trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng, nhưng riêng tại khu vực HTX còn chậm và thiếu chiến lược, hành động cụ thể. Ðiều này đòi hỏi các HTX phải chủ động thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi số để thích nghi với tình hình.

anh tin bai

 HTX  Thế Tuấn ứng dụng công nghệ thông tin giới thiệu sản phẩm 

Nắm bắt cơ hội từ chuyển đổi số, HTX nông, lâm nghiệp Thế Tuấn, thôn Ken 2 xã Chiềng Ken sớm triển khai gắn mã QR, tạo thương hiệu cho các sản phẩm của HTX. Từ một HTX có 6 thành viên, đến nay HTX đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 20 lao động tại địa phương. Từ khi thành lập đến nay, HTX từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và kết nối ứng dụng sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những HTX điển hình trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển thương hiệu sản phẩm. Đến nay HTX có 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, đó là Tinh dầu Đại từ bi, Trà túi lọc Đại bi; Trà búp tía tô; Trà túi lọc tía tô. Nổi bật là tinh dầu đại từ bi là một loại tinh dầu hiếm có trên thị trường, được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên là cây đại bi. Công dụng làm giảm căng thẳng, cảm cúm, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu đau răng, say các chất có cồn, mất ngủ.

anh tin bai

HTX  Thế Tuấn  thu hoạch sản phẩm Đại bi

Ông An Văn Tuấn, Giám đốc HTX nông, lâm nghiệp Thế Tuấn xã Chiềng Ken cho biết: Tất cả sản phẩm của HTX hiện đã được cập nhật trên sàn thương mại điện tử. Việc cập nhật thông tin trên sàn mở ra nhiều cơ hội giúp HTX quảng bá thương hiệu sản phẩm, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ. Thời gian tới, HTX tiếp tục hướng dẫn các thành viên và hộ dân liên kết ứng dụng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận nguồn vốn vay xây dựng nhà xưởng, đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản, đóng gói bao bì sản phẩm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Bàn có 45 HTX với tổng số gần 840 thành viên, thu hút khoảng 551 lao động thường xuyên. Cùng với HT

 

X Thế Tuấn, nhiều HTX khác trên địa bàn huyện cũng đã bước đầu triển khai chuyển đổi số trong một số khâu sản xuất, kinh doanh, quản lý; chế biến sản phẩm; xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Hướng chuyển đổi này đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho HTX và thành viên, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn.

Trịnh Hòa – HND huyện Văn Bàn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập