image banner
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong: "Mục tiêu cuối cùng là người dân làm giàu được từ trồng chè"
Lượt xem: 166

Vừa qua, ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đã đến thăm và động viên bà con vùng trồng chè có diện tích, sản lượng lớn nhất của tỉnh Lào Cai. Bí thư Tỉnh ủy đặt ra "mục tiêu cuối cùng là người dân làm giàu được từ trồng chè".

Sáng 7/8, tại xã Bản Sen, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện Mường Khương tổ chức Lễ phát động “Phong trào sản xuất chè” năm 2022. Dự lễ phát động có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Khương và người dân xã Bản Sen. Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

Trong số 5 cây chủ lực ở Lào Cai thì cây chè có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là đối với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ lao động của người dân huyện Mường Khương. “Tuy nhiên, năng suất, sản lượng chè búp tươi vẫn thấp so với một số tỉnh dẫn đến thu nhập của người trồng chè cũng thấp. Do vậy, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và mục tiêu cuối cùng là người dân làm giàu được từ trồng chè”, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh. Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

Tại lễ phát động, ông Giàng Quốc Hưng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mường Khương, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện Mường Khương cho biết: Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Mường Khương đã chuyển đổi 1.969 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang phát triển các ngành hàng chủ lực (chè, dứa, chuối, quế). Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

Đến nay, huyện Mường Khương là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa. Trong số 5 cây trồng chủ lực của tỉnh thì Mường Khương có tới 4 cây, với tổng diện tích hơn 8.157 ha. Trong đó, diện tích chè chiếm 50% diện tích các cây trồng chủ lực của huyện, sản lượng từ đầu năm đến nay đạt hơn 15.000 tấn, cung cấp nguyên liệu ổn định cho 7 nhà máy chế biến trên địa bàn huyện. Sản phẩm chè sản xuất tại huyện Mường Khương cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Trung Đông, Đài Loan, nguồn thu hơn 100 tỷ đồng/năm. Năm 2022, huyện Mường Khương được UBND tỉnh giao trồng mới 860 ha chè. Đến nay, người dân đã đăng ký trồng 897,16 ha, toàn bộ diện tích này sẽ tập trung trồng trong 3 tháng (từ tháng 8 đến hết tháng 10/2022). Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

 

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong khẳng định: Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xác định đó là mặt trận quan trọng hàng đầu, tiếp tục giữ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới chính là hiện thực hóa chủ trương này. Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

Đối với tỉnh Lào Cai, trải qua các nhiệm kỳ, Lào Cai luôn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Chính vì vậy, nông nghiệp của Lào Cai đã có những bước phát triển rất quan trọng. Mức tăng trưởng duy trì ổn định 6%/năm, giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần hoàn thành các mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cho rằng, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng nông thôn, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nghèo. “Đây là bài toán đặt ra, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, mỗi người lãnh đạo từ tỉnh đến xã phải trăn trở, suy nghĩ để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề này”, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai yêu cầu. Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, nông dân chính là chủ thể quan trọng của các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản và chính nông dân mới tạo ra được giá trị, thu nhập trên mảnh đất của mình. Tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa bằng chính sách, khoa học, kỹ thuật để người dân triển khai hoạt động sản xuất. Vì vậy, nông dân phải quyết tâm, kiên trì, liên kết chặt chẽ với nhau, với doanh nghiệp, hợp tác xã, với nhà khoa học và với địa phương để đạt mục tiêu đề ra. Ảnh: Thanh Nam - Đức Phương

Theo nguồn Báo Điện tử Dân Việt
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập